Thông tin chi tiết
Các phương pháp sàng lọc và phát hiện sớm ung thư dạ dày

Với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị tốt những bệnh lý ác tính nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm, hoặc ngăn chặn trước khi bệnh tiến triển thành ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tiếp cận với những phương pháp sàng lọc và chuẩn đoán ung thư dạ dày đang được sử dụng trên thực tế hiện nay.

 

Các phương pháp sàng lọc và phát hiện sớm ung thư dạ dày

Lưu

Với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị tốt những bệnh lý ác tính nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm, hoặc ngăn chặn trước khi bệnh tiến triển thành ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tiếp cận với những phương pháp sàng lọc và chuẩn đoán ung thư dạ dày đang được sử dụng trên thực tế hiện nay.

Ung thư dạ dày là tình trạng bên trong dạ dày có tế bào ung thư phát triển. Theo các nhà khoa học thì có 2 loại Ung thư dạ dày đó là ung thư tâm vị dạ dày (bao gồm cả thực quản) và ung thư không phải tâm vị dạ dày (tức ung thư xuất hiện ở các phần còn lại của dạ dày)

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trên thế giới mỗi năm có khoảng 1 triệu người chẩn đoán bệnh Ung thư dạ dày và có hơn 800.000. Còn theo thống kê vào năm trước, ở Mỹ có tới hơn 10.000 người chết vì Ung thư dạ dày, còn ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 11.000 – 12.000 người mắc bệnh Ung thư dạ dày thì có khoảng 9.000 người tử vong. Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện K và một số bệnh viện trung ương khác thì tỷ lệ những người đi chẩn đoán ung thư dạ dày sớm chỉ dao động ở mức 10% vì vậy tỷ lệ chữa khỏi không được cao. Đây là những con số khá báo động.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của Ung thư dạ dày                                

Ngày nay, Ung thư dạ dày vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng. Các chuyên gia y học cũng đã tìm ra được một vài nguyên nhân gây bệnh như sau:

·         Vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày.

·         Giới tính: Theo nghiên cứu thì nguy cơ mắc bệnh Ung thư dạ ở đàn ông gấp 2 lần phụ nữ.

·         Di truyền: Trong gia đình mà bố, mẹ hay anh chị em ruột bị Ung thu dạ dày thì thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc Ung thư dạ dày.

·         Nhóm máu: Y học đã chứng minh những người nhóm máu A có nguy cơ mắc Ung thư dạ dày cao hơn người mang các nhóm máu khác.

·         Độ tuổi: Những người có độ tuổi trên 40 có nguy cơ mắc bệnh Ung thư dạ dày cao hơn những người trẻ tuổi.

·         Lối sống, sinh hoạt: Làm việc quá sức, ăn uống không hợp vệ sinh, không điều độ, ăn nhiều đồ ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, uống nhiều rượu bia… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh Ung thư dạ dày.

·         Biến chứng từ một số bệnh liên quan: viêm dạ dày mạn tính, polyp dạ dày, thiếu máu ác tính, tiền sử phẫu thuật dạ dày, chuyển sản ruột, xơ gan mà không được chữa trị triệt để.

Sàng lọc ung thư dạ dày là gì?

Khám sàng lọc ung thư dạ dày là công tác tìm kiếm bệnh lý ung thư dạ dày trước khi chúng biểu hiện ra thành triệu chứng. Điều này có thể giúp chúng ta phát hiện bệnh ung thư dạ dày sớm hơn, đem lại cơ hội điều trị thành công cao hơn vì trên lâm sàng, phần lớn các trường hợp ung thư dạ dày khi biểu hiện thành triệu chứng rồi thì bệnh đã tiến triển nặng.

Sau khi thăm khám và hỏi tiền sử bệnh nhân, bác sỹ sẽ xác định những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường và đề xuất làm xét nghiệm sàng lọc phù hợp. Điều đó không có nghĩa là bác sỹ bác sỹ nghi ngờ bạn mắc ung thư, mà đây chỉ là phép thử để tầm soát mà thôi. Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc có bất thường, bạn sẽ được làm thêm nhiều xét nghiệm khác để xác định xem có thực sự mắc ung thư hay không – đây được gọi là các xét nghiệm chuẩn đoán.

Những ai nên sàng lọc ung thư dạ dày?

Như đã đề cập bên trên, không phải tất cả mọi người đều cần sàng lọc ung thư dạ dày. Sàng lọc ung thư dạ dày thường được áp dụng cho những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường, bao gồm:

·         Người cao tuổi bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính .

·         Bệnh nhân đã từng có tiền sử:

o    Phẫu thuật cắt dạ dày một phần .

o    Có Polyp dạ dày trong dạ dày.

o    Đa polyp gia đình  (FAP).

o    Hội chứng ung thư đại trực tràng không do polyp (HNPCC).

·         Người sinh sống ở khu vực có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao.

Các phương pháp chẩn đoán Ung thư dạ dày

Y học ngày càng phát triển, các phương pháp chẩn đoán bệnh cũng không ngừng tăng thêm giúp cho việc chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn. Bệnh Ung thư dạ dày cũng có khá nhiều phương pháp chẩn đoán, sau đây tôi xin giới thiệu những phương pháp chẩn đoán hiệu quả bệnh Ung thư dạ dày:

Nội soi dạ dày

 

Nội soi là một thủ thuật xâm lấn nhằm phát hiện những vùng bất thường từ thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu ruột non). Một ống nội soi mềm được luồn qua miệng xuống thực quản và dạ dày giúp bác sỹ quan sát hình ảnh bên trong. Ống nội soi cũng gắn dụng cụ để lấy mẫu sinh thiết, thậm chí có thể thực hiện các phẫu thuật đơn giản như cắt bỏ polyp. Mẫu sinh thiết khi được lấy ra có thể được làm xét nghiệm mô bệnh học để tìm ra bệnh.

Chụp X – quang

Khi sử dụng phương pháp chụp X-quang, bệnh nhân được uống một chất lỏng có chứa chất cản quang là bari sulfat để bao phủ niêm mạc thực quản và dạ dày. Hình ảnh được chụp bằng hình ảnh tia X và được xử lý để có thể nhìn rõ các phần của dạ dày. Quan sát ảnh phim bác sỹ có thể phát hiện các tổn thương thực thể trong dạ dày như loét, ung thư dạ dày…

Siêu âm dạ dày

Siêu âm dạ dày để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của Ung thư dạ dày để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Đây là phương pháp chẩn đoán tương đối mới, chẩn đoán bằng phương pháp này có thể trực tiếp quan sát được các lớp ở dạ dày, hiểu được toàn diện về khối u.

Chụp CT

Phương pháp chẩn đoán CT Scanner giúp hiển thị rõ ràng phạm vi phát triển của những tế bào ung thư ở trong và ngoài dạ dày. Phương pháp chẩn đoán này nên dùng với những bệnh nhân Ung thư dạ dày ở giai đoạn giữa và cuối để phán đoán sự di căn và xâm lấn của tế bào ung thư đồng thời kiểm tra xem ung thư dạ dày đã di căn theo đường bạch huyết hay chưa.

Xét nghiệm dịch vị

Bệnh nhân bị Ung thư dạ dày thường thì dịch vị sẽ có độ acid giảm hoặc không có dịch vị. Nếu xét nghiệm vừa thấy vết loét ở dạ dày vừa xét nghiệm không có dịch vị thì đây là dấu hiệu của tổn thương ác tính.

Xét nghiệm Pepsinogen huyết thanh

Pepsinogen là tiền enzym của pepsin – một enzym đóng vai trò phân hủy protein thành chuỗi peptid nhỏ hơn được tiết ra bởi các tế bào niêm mạc dạ dày. Pepsinogen gồm 2 loại: pesingen 1 (PGI) được sản xuất chủ yếu bởi tế bào niêm mạc vùng hang vị và pepsinogen 2 (PGII) được sản xuất bởi tế bào niêm mạc vùng thân vị và tâm vị. Sự giảm mức độ pepsinogen I huyết thanh và tỷ lệ PGI/II là dấu hiệu của teo niêm mạc dạ dày mạn tính có thể dẫn tới ung thư dạ dày, do đó chỉ số này có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ và phát hiện sớm ung thư dạ dày.

 

XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG HP (HELICOBACTER PYLORI)

Xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang (CLIA) là phương pháp được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn trên thế giới, hiện nay cũng như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện 108, bệnh viện Từ Dũ, ....

Là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, không cần nội soi lấy mẫu xét nghiệm

An toàn: Không cần uống viên thuốc có đồng vị C như: 13C là đồng vị không phóng xạ (non-radioactive Carbon-13) chủ yếu là các thiết bị xuất xứ G7 có giá thành cao hoặc 14C là carbon phóng xạ (radioactive carbon-14) được sử dụng ở các máy đo HP hơi thở có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc

Vì vậy, NeoLumax CLIA analyzer được sử dụng an toàn ở phụ nữ có thai và trẻ em ở tất cả các lứa tuổi.

 

 

Giỏ hàng

Có 0 Sản phẩm
Tổng: 0 VNĐ

Hỗ trợ trực tuyến

 Hotline:    0989120183  

Sơ đồ đường đi

Lượt truy cập